Giải thể thao học sinh toàn quốc 2023
1. Mục đích
– Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong học sinh phổ thông, nâng cao sức khoẻ, phát triển thể chất góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh;
– Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho học sinh trong các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố, tạo cơ hội cho học sinh các trường được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập và thi đấu các môn thể thao;
– Đánh giá công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong trường phổ thông và phát hiện năng khiếu, tài năng thể thao của học sinh, nhằm bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao của ngành và Thành phố.
2. Yêu cầu
– Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở; Giám đốc các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên chỉ đạo tổ chức thi đấu các môn thể thao học sinh phổ thông theo đúng Điều lệ với mục tiêu: vận động, khuyến khích học sinh tham gia tập luyện thân thể, tăng cường sức khỏe hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh;
-Tổ chức thi đấu các môn thể thao học sinh phổ thông của các đơn vị trên cơ sở hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao năm học 2022-2023;
– Các đơn vị tăng cường cơ sở vật chất và các trang thiết bị dụng cụ, đáp ứng yêu cầu tổ chức thi đấu các môn thể thao học sinh phổ thông đảm bảo tuyệt đối an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. Công tác tổ chức thi đấu và điều hành của trọng tài thực hiện theo đúng quy định của Luật, Điều lệ; đánh giá, xác định thành tích thi đấu của các vận động viên chính xác, trung thực;
– Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 15/2002/CT-TTg ngày 26/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực trong các hoạt động thể dục thể thao và Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.
ĐIỀU 2. ĐƠN VỊ VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
1. Đơn vị dự thi
Các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; Các trường trực thuộc Sở; Các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên là một đơn vị tham dự Giải thể thao học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022-2023 (gọi tắt là Giải), các đơn vị dự thi chịu trách nhiệm về nhân sự của đơn vị mình theo Điều lệ quy định. Thủ trưởng các đơn vị phải tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa của phong trào thể dục thể thao đến toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh thuộc đối tượng tham gia thi đấu theo quy định của Điều lệ, nhằm khuyến khích động viên học sinh tham gia rèn luyện thể lực, nâng cao sức khỏe đáp ứng nhiệm vụ học tập và giáo dục toàn diện.
2. Đối tượng
2.1. Đối tượng dự thi:
a) Những học sinh (năm học 2022 – 2023) hiện đang học tại các loại hình trường theo chương trình phổ thông, bao gồm: trường tiểu học (TH), trường trung học cơ sở (THCS) và trường trung học phổ thông (THPT), trường phổ thông có nhiều cấp học, học sinh tại trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, các trường bổ túc văn hóa và các loại hình học tập khác. Học sinh có đủ sức khỏe thi đấu các môn thể thao mà học sinh đó đăng ký tham gia.
b) Học sinh THCS, THPT có kết quả xếp loại học lực từ trung bình trở lên và hạnh kiểm từ khá trở lên (không áp dụng đối với học sinh TH), lấy kết quả học tập và tu dưỡng đạo đức của năm học 2021 – 2022 và học kỳ I năm học 2022-2023.
2.2. Đối tượng không được dự thi:
– Học sinh là vận động viên đang được đào tạo tại các trung tâm đào tạo vận động viên của Thành phố, Quốc gia và trường phổ thông năng khiếu Thể dục Thể thao (TDTT); học sinh đã tham gia các giải vô địch quốc gia về các môn thể thao; các học sinh đã đoạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc và Huy chương Đồng tại các giải trẻ (từ 7 tuổi đến 18 tuổi, năm sinh từ năm 2005 đến năm 2016) của các môn thể thao trong hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao do Tổng cục TDTT và các Liên đoàn thể thao quốc gia tổ chức (trong năm học 2021-2022 và học kỳ I năm học 2022-2023);
– Học sinh là người nước ngoài hoặc có Quốc tịch nước ngoài đang học tập tại các đơn vị trường học trên địa bàn Thành phố;
– Học sinh có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh và các bệnh lý không đảm bảo sức khỏe tham gia thi đấu TDTT;
– Học sinh đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên trong (năm học 2021-2022 và học kỳ I năm học 2022-2023).
2.3. Đối với học sinh chuyển trường
Học sinh là vận động viên chuyên nghiệp đã tập luyện tại các Trung tâm TDTT, trường phổ thông năng khiếu TDTT Hà Nội (đối tượng thuộc khoản 2.2. Điều 4 của Điều lệ này) được tham gia thi đấu Giải thể thao học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022 – 2023 như một học sinh phong trào với điều kiện học sinh phải được chuyển về học tại các loại hình trường theo quy định tại điểm a, khoản 2.1. Điều 4 của Điều lệ này, phải được kết thúc hợp đồng tập luyện hoặc chuyển trường trước ngày 01 tháng 9 năm 2021.
2.4. Quy định về độ tuổi:
Học sinh dự thi theo các môn và các cấp học (nhóm tuổi trong cùng cấp), tuổi tối đa theo từng cấp học quy định như sau:
– TH: Từ 11 tuổi trở xuống (sinh năm: 2012, 2013, 2014, 2015, 2016);
– THCS: Từ 15 tuổi trở xuống (sinh năm: 2008, 2009, 2010, 2011);
– THPT: Từ 18 tuổi trở xuống (sinh năm: 2005, 2006, 2007).
* Ghi chú: Học sinh ở cấp học dưới quá tuổi theo quy định thì được phép thi đấu ở cấp học trên liền kề, nhưng không vượt tuổi quy định của cấp học đó và không quá 1 tuổi; Học sinh đang học lớp 12 mà quá tuổi sẽ không được thi đấu. Mỗi học sinh chỉ được đăng ký thi đấu cho 01 đơn vị, ở 01 cấp học.
ĐIỀU 3. ĐĂNG KÝ THAM GIA THI ĐẤU
1. Hồ sơ tham gia thi đấu
1.1. Danh sách học sinh (gọi là vận động viên) đăng ký tham gia Giải thể thao học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022 – 2023 do Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; Hiệu trưởng trường trung học phổ thông; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên ký tên và đóng dấu, gồm:
– 01 bản đăng ký sơ bộ số lượng vận động viên (VĐV) sẽ tham gia thi đấu các môn thể thao (theo mẫu số 01);
– 02 bản đăng ký tổng hợp danh sách chính thức tham gia Giải (theo mẫu số 02);
– 02 bản đăng ký chi tiết từng môn thi đấu (riêng cho từng cấp học), (theo mẫu số 03);
1.2. Bản chính giấy khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh theo đúng quy định hiện hành. Thời gian sao giấy khai sinh trước tháng 8 năm 2021.
1.3. Bản phô tô học bạ: trang 1 (có trích ngang: họ và tên, ngày tháng năm sinh, lớp, trường …vv của học sinh) và trang có ghi kết quả học tập, rèn luyện năm học 2021-2022 và học kỳ I của năm học 2022-2023 của học sinh, có xác nhận, đóng dấu của hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.
1.4. Học sinh từ 16 tuổi trở lên phải mang theo chứng minh nhân dân đề xuất trình khi kiểm tra nhân sự (không chấp nhận mọi lý do không có chứng minh nhân dân). Đối với học sinh chưa được cấp giấy chứng minh nhân dân được thay thế bằng các giấy xác nhận chưa được cấp chứng minh nhân dân có dán ảnh, đóng dấu giáp lai của UBND xã hoặc Công an nơi cư trú.
1.5. Giấy khám sức khoẻ của từng học sinh do cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp quận, huyện, thị xã trở lên cấp và xác nhận có đủ sức khỏe tham gia thi đấu thể thao mà học sinh sẽ thi đấu.
1.6. Giấy cam đoan của cha, mẹ đồng ý cho học sinh tham gia thi đấu đối với môn võ đối kháng (theo mẫu số 04)
1.7. Phiếu thi đấu: Có dán ảnh đóng dấu giáp lai của trường, có đủ các chữ ký và dấu theo quy định (Phiếu thi đấu theo mẫu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và không được tẩy, xóa), (theo mẫu số 05)
Ghi chú:
– Hồ sơ các đơn vị nộp cho Ban tổ chức gồm: Bản đăng ký sơ bộ (01 bản), bản đăng ký tổng hợp danh sách (02 bản), bản đăng ký chi tiết (02 bản), giấy khai sinh (bản sao), học bạ (bản sao), giấy khám sức khoẻ, phiếu thi đấu, giấy cam đoan;
– Các đơn vị gửi file mềm đăng ký tổng hợp danh sách và đăng ký chi tiết được làm trên Excel (theo mẫu quy định) về email: huyhn@hanoi.edu.vn trước buổi họp chuyên môn 05 ngày.
2. Thời hạn đăng ký tham gia thi đấu:
– Đăng ký trực tuyến trên phần mềm: https://vhtt.hanoi.edu.vn (sẽ được hướng dẫn cụ thể sau); Thời gian đăng ký dự thi: từ 07h00 ngày 01/03/2023 đến 22h00 ngày 05/03/2023;
– Thời gian nộp hồ sơ thi đấu theo quy định (theo phụ lục 01 đính kèm) gửi về phòng thường trực Ban Tổ chức Giải thể thao học sinh phổ thông thành phố Hà Nội năm học 2022-2023, địa chỉ: Phòng Chính trị, tư tưởng – Khoa học công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, số 81 Thợ Nhuộm, Hà Nội; Email: cttt@hanoiedu.vn.
– Các trường hợp đăng ký muộn, hồ sơ không đúng quy định sẽ không được tham gia thi đấu.
3. Số lượng vận động viên: Được quy định cụ thể trong Điều lệ.
4. Các quy định khác
4.1. Chỉ tổ chức thi đấu khi mỗi nội dung của môn thi đấu phải có ít nhất 03 VĐV trở lên của 03 đơn vị tham gia thi đấu. Không tổ chức thi đấu đối với trường hợp có đủ đơn vị đăng ký, nhưng khi thi đấu chỉ có 02 đơn vị thì Ban Tổ chức sẽ không tổ chức thi đấu nội dung đó.
4.2. Trang phục thi đấu theo quy định tại Điều lệ, luật của môn thi đấu. Vận động viên thi đấu phải có trang phục thể thao, trang phục bảo hiểm cá nhân theo quy định của từng môn.
4.3. Vận động viên phải xuất trình Phiếu thi đấu do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành trước khi trận đấu diễn ra và khi nhận Huy chương để Ban Tổ chức kiểm tra;
4.4. Trưởng đoàn là Lãnh đạo các đơn vị; các cán bộ phụ trách từng môn thi là các cán bộ, chuyên viên, giáo viên thuộc các đơn vị; huấn luyện viên từng nội dung thi đều do Lãnh đạo các đơn vị quyết định.
4.5. Thủ trưởng các đơn vị có vận động viên tham gia thi đấu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo về nhân sự của đơn vị mình (nếu có sai sót).
ĐIỀU 4. MÔN THI, THỜI GIAN HỌP CHUYÊN MÔN, THI ĐẤU
1. Môn thi đấu
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Giải thể thao học sinh phổ thông năm học 2022 – 2023 bao gồm 07 môn thể thao như sau:
1.1. Điền kinh (TH, THCS và THPT) nam, nữ;
1.2. Bơi lội (TH, THCS và THPT) nam, nữ;
1.3. Bóng đá nam (TH; THCS);
1.4. Cờ vua (TH, THCS và THPT) nam, nữ;
1.5. Bóng rổ (THCS và THPT) nam, nữ;
1.6. Cầu lông (THCS và THPT) nam, nữ;
1.7. Vovinam (THCS và THPT) nam, nữ.
2. Thời gian họp chuyên môn và thi đấu: (Theo phụ lục 01 đính kèm)
1. Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch kinh phí cho khai mạc, tổng kết, trao thưởng và cấp giấy chứng nhận cho học sinh đạt Giải.
2. Sở Văn hóa và Thể thao xây dựng kế hoạch kinh phí tổ chức Giải, cơ sở vật chất, sân bãi, nhà thi đấu, dụng cụ thi đấu, trọng tài, huy chương.
3. Các đơn vị cử cán bộ, giáo viên và học sinh tham dự Giải tự túc toàn bộ chi phí bồi dưỡng tập luyện, đi lại, ăn nghỉ trong quá trình tham dự Giải cho các thành viên của đoàn theo quy định hiện hành.
– Sở Giáo dục và Đào tạo: Chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nhân sự các đơn vị dự thi; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức thi đấu các môn;
– Sở Văn hóa và Thể thao: Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi đấu các môn. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả thi đấu; trọng tài; địa điểm tổ chức; dụng cụ thi đấu;
– Chỉ có Ban Tổ chức mới có quyền thay đổi Điều lệ của Giải.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục 2, Điều 2 của Điều lệ này.
2. Nội dung:
2.1. Cấp Tiểu học: Nhóm tuổi 10 đến 11 (lớp 4 đến lớp 5, sinh từ năm 2012 đến năm 2013);
Áp dụng cho cả nam, nữ, gồm 03 nội dung: chạy 60m, bật xa tại chỗ, chạy tiếp sức 4x50m.
2.2. Cấp Trung học cơ sở:
a) Nhóm tuổi 12 – 13 (lớp 6 đến lớp 7, sinh từ năm 2010 đến năm 2011);
– Nam, gồm 07 nội dung: chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy 1500m, chạy tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa;
– Nữ, gồm 07 nội dung: chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy 800m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa.
b) Nhóm tuổi 14 – 15 (lớp 8 đến lớp 9, sinh từ năm 2008 đến năm 2009);
– Nam, gồm 07 nội dung: chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy 1500m, chạy tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa;
– Nữ, gồm 07 nội dung: chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy 800m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa.
2.3. Cấp Trung học phổ thông: Nhóm tuổi 16 – 18 (lớp 10 đến lớp 12, sinh từ năm 2005 đến năm 2007);
– Nam, gồm 08 nội dung: chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy 1500m, chạy tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ 5kg;
– Nữ, gồm 08 nội dung: chạy 100m, chạy 200m, chạy 400m, chạy 800m, tiếp sức 4 x 100m, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ 3kg.
3. Thể thức thi đấu: Cá nhân, đồng đội.
4. Số lượng VĐV tham gia:
– Mỗi đơn vị được đăng ký ở mỗi nội dung cá nhân là 02 vận động viên và một đội tiếp sức (được lấy bất kỳ vận động viên có tên trong đăng ký thi đấu). Mỗi vận động viên được dự thi tối đa 02 nội dung (không kể nội dung tiếp sức);
– Đủ 03 vận động viên của 03 đơn vị trở lên ở mỗi nội dung thì mới tổ chức thi đấu nội dung đó.
5. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Điền kinh hiện hành của Tổng cục TDTT – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Học sinh tiểu học (nam) và trung học cơ sở (nam).
2. Số lượng vận động viên tham gia:
Mỗi đơn vị quận, huyện, thị xã cử 01 đội nam tiểu học và 01 đội nam trung học cơ sở, mỗi đội 12 vận động viên (5 vận động viên chính thức và 7 vận động viên dự bị).
3. Luật thi đấu:
– Áp dụng Luật thi đấu bóng đá 5 người hiện hành của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Tổng cục TDTT, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ban hành. Vòng loại trực tiếp nếu 2 hiệp chính hoà sẽ thi đá phạt đền 6m để xác định đội thắng, thua (không đá hiệp phụ);
– Bóng thi đấu: Bóng số 4 – Động lực;
– Trang phục thi đấu: Mỗi đội bóng phải có 2 bộ quần áo khác màu để tham dự;
– Giầy thi đấu: Giầy đế mềm có núm chống trơn hoặc giày vải đế cao su;
– Thời gian thi đấu: Mỗi hiệp 20 phút, nghỉ giữa mỗi hiệp 10 phút.
4. Tính điểm xếp hạng:
– Vòng bảng thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, từ vòng 2 đấu loại trực tiếp;
– Tính điểm: Thắng 3 điểm, hoà 1 điểm, thua 0 điểm;
– Xếp hạng:
Nếu có từ hai đội trở lên bằng điểm nhau, trước hết tính kết quả của các trận đấu giữa các đội đó với nhau theo thứ tự:
+ Số điểm;
+ Hiệu số bàn thắng và số bàn thua;
+ Tổng số bàn thắng;
+ Tổng số bàn thua;
+ Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên.
Nếu các chỉ số trên bằng nhau, thì tiếp tục xét các chỉ số của toàn bộ các trận đấu trong bảng theo thứ tự:
+ Hiệu số của tổng số bàn thắng và tổng số bàn thua;
+ Tổng số bàn thắng;
+ Tổng số bàn thua;
+ Đội nào có chỉ số cao hơn sẽ xếp trên.
Nếu các chỉ số bằng nhau, sẽ tổ chức bốc thăm để xác định đội xếp trên.
5. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục 2, Điều 2 của Điều lệ này.
2. Nội dung: Thi quyền và thi đấu đối kháng
2.1. Thi quyền
a) Cấp Trung học cơ sở:
– Đơn luyện nam: Tứ trụ quyền và Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp;
– Đơn luyện nữ: Long hổ quyền và Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp;
– Song luyện nam: Song luyện 1;
– Song luyện nữ: Song luyện 1.
b) Cấp Trung học phổ thông:
– Đơn luyện nam: Ngũ môn quyền và Tứ tượng côn pháp;
– Đơn luyện nữ: Long hổ quyền và Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp;
– Song luyện nam: Song luyện số 3;
– Song luyện nữ: Song luyện số 3;
– Đa luyện nam: Đa luyện tay không và Đa luyện vũ khí;
– Đa luyện nữ: Đa luyện tay không và Đa luyện vũ khí;
– Đòn chân tấn công nam: Mỗi đơn vị cử một đội gồm 4 vận động viên, mỗi vận động viên thi 4 đòn chân;
– Tự vệ nữ: Thực hiện tối thiểu 12 đòn, không quá 3 phút.
c) Kết quả bài thi được đánh giá bằng tổng số điểm của 3/5 trọng tài giám định (bỏ điểm cao nhất và thấp nhất);
d) Cách xếp hạng: xếp hạng theo thứ tự từ điểm cao đến điểm thấp cho từng bài thi. Nếu có 2 hay nhiều vận động viên, tập thể bằng điểm nhau thì xét vận động viên, tập thể nào có 1,2…/5 trọng tài cho điểm cao hơn sẽ được xếp thứ hạng trên. Nếu vẫn bằng nhau thì xếp đồng hạng.
2.2. Phần thi đấu đối kháng:
a) Cấp Trung học cơ sở:
– Nam thi 5 hạng cân: Trên 39 kg đến 42 kg, trên 42 kg đến 45 kg, trên 45 kg đến 48 kg, trên 48 kg đến 51 kg; trên 51 kg đến 54 kg;
– Nữ thi 5 hạng cân: Trên 39 kg đến 42 kg, trên 42 kg đến 45 kg, trên 45 kg đến 48 kg, trên 48 kg đến 51 kg; trên 51 kg đến 54 kg.
b) Cấp Trung học phổ thông:
– Nam thi 6 hạng cân: Trên 42 kg đến 45 kg, trên 45 kg đến 48 kg, trên 48 kg đến 51 kg; trên 51 kg đến 54 kg; trên 54 kg đến 57 kg; trên 57 kg đến 60 kg;
– Nữ thi 6 hạng cân: Trên 42 kg đến 45 kg, trên 45 kg đến 48 kg, Trên 48 kg đến 51 kg; trên 51 kg đến 54 kg; trên 54 kg đến 57 kg; trên 57 kg đến 60 kg.
3. Thể thức thi đấu: Thi đấu loại trực tiếp một lần thua.
4. Số lượng vận động viên tham gia:
– Thi Quyền: Mỗi đơn vị được đăng ký tham gia 01 vận động viên hoặc một đội ở mỗi nội dung (một bài) thi. Mỗi vận động viên chỉ được đăng ký thi đấu tối đa 02 nội dung;
– Thi đấu đối kháng: Mỗi đơn vị được cử 01 vận động viên thi đấu ở 01 hạng cân.
5. Luật thi đấu và thời gian thi đấu:
+ Luật thi đấu: Áp dụng Luật thi đấu Vovinam hiện hành của Tổng cục TDTT – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Trang phục: Quần áo võ phục, binh khí, bảo hiểm hạ bộ, răng, băng tay của VĐV đơn vị tự trang bị (áo giáp, găng tay, mũ bảo hộ do Ban Tổ chức trang bị);
+ Các vận động viên tham gia thi đấu đối kháng trong ngày sẽ cân chính thức vào 7h00 giờ sáng cùng ngày, những vận động viên thừa cân sẽ bị loại, vận động viên còn lại sẽ thắng kỹ thuật (khi cân yêu cầu vận động viên mặc áo thun, quần cộc);
+ Thời gian thi đấu đối kháng;
Tất cả các trận thi đấu đối kháng của trung học cơ sở và trung học phổ thông đều thi đấu 3 hiệp, mỗi hiệp 1 phút 30 giây và nghỉ giữa các hiệp 1 phút.
6. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục 2, Điều 2 của Điều lệ này.
2. Nội dung thi đấu:
– Nam trung học cơ sở; Nữ trung học cơ sở;
– Nam trung học phổ thông; Nữ trung học phổ thông.
3. Số lượng:
3.1. Mỗi đội được đăng ký 12 vận động viên;
3.2. Mỗi Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã được cử tối đa 02 đội nam và 02 đội nữ tham dự (đăng ký thi đấu theo đơn vị Trường trung học cơ sở);
3.3. Mỗi cụm trường trung học phổ thông được cử:
– Nội dung của nữ: Mỗi trường trung học phổ thông được phép đăng ký 01 đội;
– Nội dung của nam: Các cụm trường trung học phổ thông lấy số đội tham dự như sau:
+ Cụm Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng được đăng ký 4 đội
+ Cụm Ba Đình, Tây Hồ lấy được đăng ký 5 đội.
+ Cụm Đống Đa được đăng ký 4 đội.
+ Cụm Thanh Xuân, Cầu Giấy được đăng ký 10 đội.
+ Cụm Gia Lâm, Long Biên được đăng ký 5 đội.
+ Cụm Thanh Trì, Hoàng Mai được đăng ký 4 đội.
+ Cụm Nam – Bắc Từ Liêm được đăng ký 8 đội.
+ Cụm Hà Đông, Hoài Đức được đăng ký 4 đội
+ Các Cụm còn lại sẽ được đăng ký 1 đội.
Lưu ý: Các cụm trường THPT tổ chức thi đấu vòng loại, lấy số lượng các đội vào vòng thi đấu Thành phố theo Điều lệ Giải.
4. Luật – Thể thức thi đấu:
4.1 Luật:
– Áp dụng Luật Bóng rổ hiện hành của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam, Tổng cục TDTT, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch ban hành;
– Bóng thi đấu: Do Ban Tổ chức quy định;
– Quy định về trang phục: Các đội tham dự chuẩn bị 2 bộ trang phục thi đấu (2 màu sáng, tối khác biệt), in số theo đúng quy định của Luật Bóng rổ (số áo từ số 00 đến số 99, không được đăng ký số áo có ba chữ số hoặc các ký tự đặc biệt);
– Quy định cách tính điểm: Áp dụng Luật Bóng rổ hiện hành của Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam cụ thể trong cùng một bảng nếu có 02 đội hoặc hơn 02 đội có số điểm bằng nhau sẽ áp dụng cách xếp hạng theo thứ tự sau:
+ Hiệu số điểm thắng – thua cao hơn của trận đấu giữa các đội này;
+ Điểm đã ghi được cao hơn của trận đấu giữa các đội này;
+ Hiệu số điểm thắng thua của tất cả các trận đấu trong bảng;
+ Nếu các chỉ số vẫn bằng nhau Ban Tổ chức sẽ tổ chức bốc thăm.
4.2. Thể thức thi đấu: Ban Tổ chức sẽ thông báo trong buổi họp bốc thăm.
5. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục 2, Điều 2 của Điều lệ này.
2. Nội dung thi đấu:
2.1. Cấp Tiểu học:
a) Nhóm tuổi 7 đến 8 (lớp 1 đến lớp 2, sinh từ năm 2015 đến năm 2016);
– Cá nhân nam: Bơi tự do: 50m, 100m; Bơi ếch: 50m, 100m;
– Cá nhân nữ: Bơi tự do: 50m, 100m; Bơi ếch: 50m, 100m.
b) Nhóm tuổi 9 đến 11 (lớp 3 đến lớp 5, sinh từ năm 2012 đến năm 2014);
– Cá nhân nam: Bơi tự do: 50m, 100m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m;
– Cá nhân nữ: Bơi tự do: 50m, 100m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m;
2.2. Cấp Trung học cơ sở:
a) Nhóm tuổi 12 – 13 (lớp 6 đến lớp 7, sinh từ năm 2010 đến năm 2011);
– Cá nhân nam: Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m;
– Cá nhân nữ: Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m.
b) Nhóm tuổi 14 – 15 (lớp 8 đến lớp 9, sinh từ năm 2008 đến năm 2009);
– Cá nhân nam: Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m;
– Cá nhân nữ: Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m.
2.3. Cấp Trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12, sinh từ năm 2005 đến năm 2007);
– Cá nhân nam: Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m;
– Cá nhân nữ: Bơi tự do: 50m, 100m, 200m; Bơi ếch: 50m, 100m; Bơi ngửa: 50m, 100m;
3. Thể thức thi đấu: Thi cá nhân.
4. Số lượng vận động viên tham gia:
– Trong mỗi cự ly của từng lứa tuổi, mỗi đơn vị được cử 02 vận động viên tham gia thi đấu;
– Mỗi vận động viên được đăng ký thi đấu tối đa 02 cự ly.
5. Luật thi đấu: Áp dụng Luật Bơi hiện hành của Tổng cục TDTT – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba cho mỗi nội dung thi.
7. Các quy định khác:
– Các nội dung thi đấu có 08 vận động viên đăng ký thi đấu trở xuống sẽ Ban Tổ chức (BTC) sẽ tổ chức thi đấu chung kết luôn.
– Các nội dung thi đấu có 09 vận động viên đăng ký thi đấu trở lên BTC sẽ tổ chức thi đấu vòng loại và chọn 08 vận động viên có thành tích tốt nhất vào thi chung kết.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục 2, Điều 2 của Điều lệ này.
2. Nội dung thi đấu: Cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh cho các độ tuổi.
2.1. Cấp Tiểu học:
– Nhóm 7 tuổi (lớp 1, sinh năm 2016);
– Nhóm tuổi 8 – 9 (lớp 2 đến lớp 3, sinh từ năm 2014 đến năm 2015);
– Nhóm tuổi 10 – 11 (lớp 4 đến lớp 5, sinh từ năm 2012 đến năm 2013);
2.2. Cấp Trung học cơ sở:
– Nhóm tuổi 12 – 13 (lớp 6 đến lớp 7, sinh từ năm 2010 đến năm 2011);
– Nhóm tuổi 14 – 15 (lớp 8 đến lớp 9, sinh từ năm 2008 đến năm 2009);
2.3. Cấp Trung học phổ thông:
Nhóm tuổi 16-18 (lớp 10 đến lớp 12, sinh từ năm 2005 đến năm 2007).
3. Thể thức thi đấu:
– Các vận động viên thi đấu ở hai nội dung: Cờ nhanh (25 phút mỗi bên) và Cờ tiêu chuẩn (60 phút mỗi bên);
– Tiến hành thi đấu theo hệ Thụy Sĩ có điều chỉnh trong 9 ván. Xếp hạt giống lần lượt theo: hệ số êlô quốc tế, xếp theo vần tên (A,B,C). Nếu số vận động viên từ 10 trở xuống thì đấu vòng tròn 1 lượt. Vận động viên bỏ cuộc 1 ván không được thi đấu tiếp.
4. Số lượng vận động viên:
– Cấp Tiểu học và trung học cơ sở: Mỗi đơn vị, mỗi nhóm tuổi được cử 03 vận động viên nam, 03 vận động viên nữ thi đấu ở mỗi nội dung;
– Cấp Trung học phổ thông: Mỗi trường trung học phổ thông, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên được cử 02 vận động viên nam; 02 vận động viên nữ thi đấu ở mỗi nội dung;
– Mỗi vận động viên chỉ được tham gia thi đấu 01 nội dung.
5. Cách xếp hạng: Xếp hạng cá nhân lần lượt theo: Điểm, ván đối kháng giữa các vận động viên cùng điểm, hệ số Buchholz, số ván thắng, số ván cầm quân đen, số ván thắng bằng quân đen, bốc thăm.
6. Luật thi đấu.
– Thi đấu theo Luật cờ vua hiện hành của Liên đoàn Cờ vua Việt Nam, Tổng cục TDTT – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
– Các vận động viên đi muộn quá 30 phút bị xử thua ván đó;
– Vận động viên bỏ cuộc 02 ván sẽ bị loại khỏi Giải.
7. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.
1. Đối tượng: Theo quy định tại mục 2, Điều 2 của Điều lệ này.
2. Nội dung thi đấu: Đơn nam, Đơn nữ, Đôi nam, Đôi nữ, Đôi nam nữ.
3. Lứa tuổi: trung học cơ sở và trung học phổ thông (chia thành 3 nhóm tuổi):
3.1. Cấp Trung học cơ sở:
– Nhóm tuổi 12-13 (lớp 6 đến lớp 7, sinh từ năm 2010 đến năm 2011);
– Nhóm tuổi 14-15 (lớp 8 đến lớp 9, sinh từ năm 2008 đến năm 2009);
3.2. Cấp Trung học phổ thông:
Nhóm tuổi 16-18 (lớp 10 đến lớp 12, sinh từ năm 2005 đến năm 2007).
4. Số lượng tham gia: Mỗi đơn vị, mỗi nhóm tuổi được đăng ký:
– Đơn nam: 02 vận động viên; Đơn nữ: 02 vận động viên; Đôi nam: 01 đôi; Đôi nữ: 01 đôi; Đôi nam nữ: 01 đôi;
– Mỗi vận động viên chỉ được đăng ký thi đấu 01 nội dung.
Lưu ý: Khi đã đăng ký thi đấu vận động viên không được đổi nội dung, nếu vận động viên bỏ trận thi đấu đầu tiên (bất kể nội dung nào) thì vận động viên đó sẽ bị truất quyền thi đấu toàn Giải.
5. Thể thức thi đấu:
– Tùy theo số lượng vận động viên ở các nội dung đơn, đôi của từng nhóm tuổi và loại giải, Ban Tổ chức sẽ có quy định đấu loại trực tiếp hoặc đấu vòng tròn;
– Ở các nội dung đơn, đôi của từng nhóm tuổi các trận thi đấu 3 ván thắng 2, mỗi ván sẽ thi đấu đến điểm thứ 15;
6. Luật thi đấu:
– Áp dụng Luật cầu lông hiện hành của Tổng cục TDTT – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Cầu thi đấu: Hãng Lotus.
7. Giải thưởng: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 giải ba cho mỗi nội dung thi.